Ngày 29 tháng 7 năm 2005, sinh hoạt CLB trước khi đoàn đi
thăm lại HUNGARY. Được thay bằng ảnh lần đầu tiên VNKATONAK họp mặt đông đủ, các đoàn lên tự giới thiệu. Đoàn VK67.
|
Ngày 29 tháng 7 năm 2005, sinh hoạt CLB trước khi đoàn đi
thăm lại HUNGARY Những ngày nghỉ cuối tuần, nhà bếp nghỉ không có ai nấu nướng,
nên học viên quân sự có hai lựa chọn: hoặc lĩnh đồ ăn nguội, hoặc tự nấu lấy
(được nhận tiền đi chợ). Người châu á ăn nguội vài ba bữa đầu tiên thì thích,
nhưng sau đó thấy "tra tấn" ngay, bởi trong lúc xung quanh người ta
ăn uống có hội có hè, nâng ly tán tụng, húp húp gặm gặm, cải thiện, mình lại lầm
lũi ăn bánh mì, pho-mát, pa-tê, không thể chấp nhận được. Mô hình trong doanh
trại Petőfi thường là 3-4 người tự tập hợp lại làm một hội nấu ăn: mua xoong nồi,
phân công nhau mua gạo, mì, thực phẩm...
Chuyện nấu cơm
Đi bộ đội có nhiều phiền phức, song cũng là môi trường phát
triển tốt cho thanh niên. ít nhất là xét về mặt nấu ăn.
Những ngày nghỉ cuối tuần, nhà bếp nghỉ không có ai nấu nướng,
nên học viên quân sự có hai lựa chọn: hoặc lĩnh đồ ăn nguội, hoặc tự nấu lấy
(được nhận tiền đi chợ). Người châu á ăn nguội vài ba bữa đầu tiên thì thích,
nhưng sau đó thấy "tra tấn" ngay, bởi trong lúc xung quanh người ta
ăn uống có hội có hè, nâng ly tán tụng, húp húp gặm gặm, cải thiện, mình lại lầm
lũi ăn bánh mì, pho-mát, pa-tê, không thể chấp nhận được. Mô hình trong doanh
trại Petőfi thường là 3-4 người tự tập hợp lại làm một hội nấu ăn: mua xoong nồi,
phân công nhau mua gạo, mì, thực phẩm... Chiều thứ bảy, căn bếp với khoảng 10
chiếc bếp điện đỏ rực chật ních người. Nhiều anh cẩn thận, 2 giờ chiều thứ bảy
đã "chiếm chỗ", thì có bếp để nấu thoải mái, nhưng bù lại, sẽ không
được nghỉ ngơi, xem ti-vi hay chơi thể thao. Những anh nào tính hơi phớt đời
thì đợi mãi đợi hoài, đến 8 giờ tối chưa chắc đã đến lượt. Lúc ấy, bụng đói ngấu,
phải ăn tạm miếng bánh mì phết bơ. Khổ hơn là khi có bếp rồi thì quanh cảnh
gian bếp bừa bộn bẩn thỉu, ngổn ngang như một bãi chiến trường, nước nóng có
khi hết sạch, thực phẩm để trong tủ lạnh trên tầng đã "không cánh mà
bay". Nấu nướng, ăn vội ăn vàng xong thì lại mất xem phim. Thế nên, giải
quyết mối mâu thuẫn đó sao cho trọn vẹn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Chưa kể,
chuyện ăn uống thứ bảy chủ nhật không đơn thuần là tẩm bổ sức khỏe, mà nhiều
khi là đối ngoại, nhất là tiếp khách bạn bè, người quen.
Anh em trẻ mới sang ít chịu tìm hiểu thường hay mua đồ ăn đắt
tiền như thịt bò phi-lê, tim lợn, thịt nạc thăn, đùi gà. Những "ma
cũ" biết cách mua xương ức gà (mellcsont), cánh gà, chân giò (csỹlok), rau
chua (spenot)... ăn vừa đủ chất vừa đỡ tiền (ninh thoải mái, không phải trả tiền
điện). Các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, anh em ta đi hái cà chua, đỗ vàng, bắp cải,
dưa chuột... đem về đua nhau cho vào lọ, muối ăn dặm thêm với cơm, bánh mì. Anh
em còn phát hiện một số loại rau dền mọc "hoang dại", hái về luộc hoặc
nấu canh rất đậm đà hương vị quê hương (chiêu đãi các bạn gái thì "bố tướng").
Có lần gặp mấy bà già người Hung, các bà hỏi "Bọn mày lấy thứ rau này về
làm gì?". Quân ta nhanh trí đối đáp "hái về cho thỏ ăn".
Ý thức tiết kiệm hiện ra rõ nét trong sinh hoạt thường ngày.
Cũng phải thôi. Những người lính đã trải qua lửa đạn chiến trường, chịu nhiều
đói rét gian khổ khi được quân đội đưa sang Hung ăn học tự nhiên thấy "sướng
quá" và càng thương những người thân của mình đang ở Việt Nam, nên bớt mồm
bớt miệng được chút nào để mua đồ mang về (hoặc gửi về) tốt chút nấy. Trong
quân đội có chế độ hai năm được về phép thăm nhà một lần. Trên giấy tờ không ai
ghi "về phép thăm nhà", mà là "về nước học chính trị quán triệt
Nghị quyết". Đó là quyền lợi mà các sinh viên, nghiên cứu sinh bên ngoài
phải ghen tị.
Thế nên, đã xảy ra "sáng kiến" bắt chim bồ câu vặt
lông nấu cháo, sử dụng toa-lét làm công cụ giật nước "phi tang", vì
người châu Âu vốn rất ghét những ai ăn thịt chim hòa bình. Trên gác có căn
phòng nhỏ dùng để phơi quần áo, thỉnh thoảng chim bồ câu hay rúc vào trú mưa nắng.
Có đôi tận dụng phòng này làm nơi xây tổ ấm, đẻ trứng luôn. Thế là, đợi khi bầy
chim con ra ràng, anh em ta "bí mật bất ngờ" cho cả vào nồi nấu cháo
tẩm bổ sức khỏe. Thứ này đỡ mất công vặt lông. Lâu ngày ăn mãi đâm nghiện. Hết
chim nhi đồng, anh em ta chuyển qua xơi chim nhớn. Khan hiếm chim bay vào, anh
em ta phải lùa chim bằng cách mở tung cửa sổ buổi đêm và phát huy sáng kiến rắc
vụn bánh mì nhử chim.
Như trên đã nói, việc dung hòa giữa ăn đồ nguội và ăn đồ
nóng đòi hỏi nghệ thuật nấu nướng trình độ cao, không phải ai cũng lĩnh hội được,
nên cũng có người làm việc đó một cách phiên phiến, "cho qua luôn".
Điển hình là anh H. Món mì ống chua ngọt chế biến kiểu hổ lốn "Đông Tây kết
hợp" rất khó thưởng thức của anh đến giờ chắc nhiều người vẫn còn nhớ. Tuy
vậy, về mặt sức khỏe, anh H. là một trong các lực sĩ hiếm hoi của Việt Nam đoạt
Huy chương vàng môn bơi lội Đại học kỹ thuật Bu-đa-pét nhiều năm liền, xếp trên
cả những chú trâu nước vai u thịt bắp to cao lực lưỡng quốc tịch Hung-ga-ri.
Kinh nghiệm nấu ăn tập thể cho thấy bạn nên sở hữu ít nhất
hai chai nước mắm. Một chai dùng thường ngày, một chai chuyên dùng để ngoại
giao, ai lỡ xin thì rót cho họ tí chút.
Chuyện mê-lô
Ban đầu, trong doanh trại Petőfi không có chuyện mê-lô mê
leo, bởi hình ảnh một con người mồ hôi nhễ nhại bán sức lao động không phù hợp
với biểu tượng một chiến sĩ anh hùng. Sau năm 1975, cả Việt Nam ào ào khí thế
thi đua lao động, nhưng số người làm thật thì ít, làm khơi khơi thì nhiều, nên
tổng thu nhập quốc dân không tăng, đời sống nhân dân sút kém.
Tin tức nước nhà qua những lá thư gửi qua bưu điện tác động
không nhỏ tới tâm tư anh em trong doanh trại. Đâm ra từ Ban chỉ huy Việt Nam đến
từng người đều náo nức mong đi lao động kiếm tiền. Bên ngoài, Sứ quán không cấm
sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đi lao động (có cấm cũng chả được), nên những
anh em đó khá rủng rỉnh. Lãnh đạo sợ khi có nhiều tiền, con người ta dễ có tư
tưởng ăn chơi, hưởng thụ, bỏ bê học tập công tác.
Ban đầu, Ban chỉ huy (đời mới) quyết định các đoàn được phép
đi mê-lô, song "có chừng mực", tức là: không nhận những việc quá nặng
nhọc (có thể gây gãy xương sống), quá bẩn thỉu (quét rác, rửa hố xí), quá nhếch
nhác (cạo râu cho người chết trong nhà xác), không được làm gian dối (vào nhà
máy chui vào một xó ngủ, cuối ngày dậy lĩnh tiền), đảm bảo an toàn lao động (vì
có anh sơ ý bị máy nghiến đứt ngón tay, bạn phải bồi thường)... Nói chung, các
hình thức lao động quá phong phú, các quy định không bao trùm hết được.
Phổ biến nhất là đi hái hoa quả. Mùa hè, ở Hung có những
cánh đồng trồng đào, đào vàng, ri-bi-zờ-li (ribizke) bao la bát ngát. Mùa thu,
mùa đông có những cánh đồng cà chua, đậu vàng, bắp cải, nho, táo... cần thu hoạch.
Anh em ta phải dậy từ tờ mờ sáng, chuẩn bị đồ ăn đồ uống, đi ô-tô buýt, xe điện
bánh hơi, tàu điện ngầm, thậm chí tàu hỏa... để đến kịp chỗ làm. Mọi người nhận
các khay gỗ và hái quả, đến chiều sẽ có "đốc công" đến cân ở từng thửa
ruộng. Người Việt Nam mình sức yếu, nhưng "cái khó ló cái khôn". Do
tinh thần kiếm tiền rất hăng nên anh em chịu khó phát huy sáng kiến, lắm hôm mấy
chú Tây cao to cũng tham gia mê-lô chỉ còn nước trố mắt nhìn vì năng suất của
anh em mình "kinh khủng" quá. Hái đào hay hái táo, ta dùng một cái vỏ
chăn đỡ phía dưới và cử một người "thấp bé nhẹ cân" trèo lên đu cành.
Quả rụng cứ gọi là lộp bộp. Hái ri-bi-zờ-li, quân ta áp khay gỗ vào bụi cây,
sau đó dùng gậy gỗ quật túi bụi theo kiểu "giáp lá cà". Roạt, roạt,
roạt... ba phát đập, thế là đầy một khay. Dùng tay hái rón rén từng quả một có
mà đến mùa quýt. Các sáng kiến không phải được phổ biến rộng rãi cho mọi người
cùng biết, mà phải học mót, học lỏm lẫn nhau. Học không đến nơi đến chốn, thao
tác sai, quả nát bét, không đạt yêu cầu về chất lượng, buổi chiều, đốc công chửi
cho rát mặt. Thường, anh em ta hay làm theo nhóm và có phân công công việc
"khoa học": ai đi lấy khay, ai đi theo dõi nhóm khác, ai đi "xí
phần" các luống có nhiều quả, giờ nào thì nghỉ ăn trưa... Cũng có một số
tiểu xảo được giở ra, như: níu kéo cân khi người ta cân "sản phẩm" của
mình, nhét thêm vật nặng vào giữa các khay hoa quả, cân xong rồi mắt trước mắt
sau bê khay ra cân thêm lần nữa nhân lúc Tây lơ đãng... song các kiểu ăn gian
đó không "có đất" tồn tại quá hai lần. Cơ bản vẫn là phương pháp lao
động. Sau mỗi mùa hè, anh em ta đen cháy, khét lẹt.
Chụp hành lang bên trong tòa nhà. |
Những hình thức mê-lô khác như đi phụ giúp xây dựng, xúc
cát, trộn vữa, đổ bê tông, đóng trần, khênh cột điện, đào bể bơi ngầm,... thì
quân ta không lại được Tây. Tám anh Việt Nam khỏe mạnh (đã tập tạ vài ba năm) lặc
lè khênh một cột điện. Hai thằng Tây đứng nhìn cười khẩy, bảo "thôi, chúng
mày tránh ra", rồi hai thằng cắp nách cột điện đi băng băng.
Một số anh bác sĩ tích cực đi trực đêm ở bệnh viện, các sinh
viên năm cuối xin làm thêm ở la-bô của khoa, hoặc đơn giản ra bưu điện xin phân
loại giấy tờ "lấy công làm lãi"... Một số khác theo xe ô-tô đi giao
hàng đồ uống giải khát ở các khu nghỉ mát xa thành phố kiếm cũng kha khá.
Tìm lại được bức ảnh chính gốc họp hành trước khi khởi động chiến dịch về thăm Petofi 2005. |
Bên ngoài, chị em phụ nữ Việt Nam đan len cũng kiếm rất được,
vì bên châu Âu, áo len đan thủ công được định giá cao hơn áo len dệt bằng máy.
PhanHong
PhanHong
No comments:
Post a Comment