DOANH TRẠI PETÓFI Kỳ 2: Chuyện kỷ luật - VNKATONÁK

Latest

About

Friday, December 9, 2005

DOANH TRẠI PETÓFI Kỳ 2: Chuyện kỷ luật

Ảnh chụp nhân dịp Thăm lại HUNGARY tháng 8 năm 2005. Thay bằng ảnh chụp trong phòng chỉ huy của Doanh trại tháng 6 năm 2015.
Kỷ luật quân đội khá nghiêm: đi đâu phải xin phép, ra phố phải đi hai người, không ngủ qua đêm ở nơi khác, không đi ra khỏi Bu-đa-pét, cấm mặc quần bò, cấm xem phim tư bản, cấm yêu đương, cấm đi lao động kiếm tiền. Thời gian đầu, kỷ luật duy trì rất nghiêm, vì anh em sang đây đều được tuyển chọn cẩn thận và ít nhiều họ đều có thành tích trong chiến đấu, công tác, như: có anh đã từng là điện báo viên cho Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn (sau này là Tổng Bí thư của Lào), có anh đã từng là công tác tại Trung ương Cục miền Nam.v.v... Tuy vậy, sau ngày giải phóng miền Nam, do nhận thức thay đổi, do thành phần Ban chỉ huy cũng đổi mới, nên một số quy định được nới lỏng bớt…

Bộ đội Việt Nam trong doanh trại Petofi không tổ chức theo đại đội trung đội tiểu đội mà tổ chức theo đoàn. Mỗi đoàn khoảng 10-20 người, được bố trí ở trong 1-2 phòng. Các đoàn đều có đoàn trưởng, Bí thư chi bộ, hay Bí thư chi đoàn. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nên đoàn nào chưa có Đảng viên sẽ ghép vào đoàn khác có Chi bộ Đảng. Anh em không phải ngủ giường tầng như ngoài ký túc xá sinh viên. Hai người chung một tủ đựng quần áo. Mỗi người có bàn học và tủ đầu giường, giá sách riêng. So với sinh viên ngoài có vẻ hơn. So với nghiên cứu sinh ngoài (được phát tiền thuê nhà dân) thì kém. Lương của nghiên cứu sinh bên ngoài cũng cao hơn, còn học bổng của sinh viên ngoài lại thấp hơn. Kỷ luật quân đội khá nghiêm: đi đâu phải xin phép, ra phố phải đi hai người, không ngủ qua đêm ở nơi khác, không đi ra khỏi Bu-đa-pét, cấm mặc quần bò, cấm xem phim tư bản, cấm yêu đương, cấm đi lao động kiếm tiền. Thời gian đầu, kỷ luật duy trì rất nghiêm, vì anh em sang đây đều được tuyển chọn cẩn thận và ít nhiều họ đều có thành tích trong chiến đấu, công tác, như: có anh đã từng là điện báo viên cho Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn (sau này là Tổng Bí thư của Lào), có anh đã từng là công tác tại Trung ương Cục miền Nam.v.v... Tuy vậy, sau ngày giải phóng miền Nam, do nhận thức thay đổi, do thành phần Ban chỉ huy cũng đổi mới, nên một số quy định được nới lỏng bớt.

Hai người cùng bận việc riêng tư, hiển nhiên là họ hẹn nhau cùng đi và cùng về. Chiều thứ bảy, hai anh cùng đi chợ phân công nhau mỗi anh xếp hàng mua một vài thứ thực phẩm, sau đó ra chen ô tô số 7, rồi ô tô 40, cũng có lúc lệch pha chứ. Phim hề Sác-lô thực ra cũng là phim tư bản, đã chiếu nhiều buổi dưới nhà ăn, vậy, nếu xem bộ phim đó ở ngoài rạp (âm thanh tốt hơn, chỗ ngồi tiện nghi hơn, thời gian chủ động hơn), tại sao không được? Vân vân. Vả lại, quan hệ bạn bè, ngay cả khi chỉ là bạn trai, khó chấp nhận mô hình hai anh luôn kè kè bên nhau. Chưa kể, thời gian sau, trong doanh trại có nhiều người trẻ (tuổi đời nghiên cứu sinh cũng giảm) nên đời sống tinh thần của họ có vẻ "phức tạp" và "phong phú" hơn. Nói rằng "có vẻ" là vì trước đây, trong doanh trại đã từng có những chuyện tày trời xảy ra liên quan đến các đàn anh từng trải và giàu kinh nghiệm. Có thể, sống trong một môi trường quá gò bó, nên khi có dịp phát tiết, hành động quá khích của con người vượt quá sức tưởng tượng của những người bình thường xung quanh.

Nghe kể lại, trước đây trong doang trại có cô phục vụ người Hung bỏ chồng dan díu đồng thời với vài ba anh Việt Nam một lúc, song, khéo đến nỗi không anh nào biết anh nào. Một lần, nhân ngày nghỉ thứ bảy, một anh sắp được kết nạp Đảng hẹn cô kia đi ra ngoại thành chơi. Do mấy hôm trước, trong lúc tâm sự cô ta đã vô tình tiết lộ là có dan díu với một anh bộ đội khác, là Đảng viên, nên anh này sợ rằng nếu cô ta lại tiết lộ sự việc thì mình sẽ không được kết nạp Đảng nữa. Việc này vô cùng ảnh hưởng tới "danh dự cá nhân" và 'tiền đồ tương lai" của anh ta. Anh ta bèn lên kế hoạch thủ tiêu cô gái Hung để bịt đầu mối. Và anh ta đã nhẫn tâm thực hiện kế hoạch này: khám nghiệm hiện trường, cô gái bị đâm hơn 20 nhát dao. Tất nhiên, sau đó anh ta bị bắt. Theo luật pháp của Hung, anh ta xứng đáng nhận bản án tử hình. Tuy nhiên, xử án xong, anh ta được bàn giao cho phía Việt Nam dẫn độ về nước. Ngày thi hành bản án, một đại diện Sứ quán Hung-ga-ri được mời tới pháp trường chứng kiến tận mắt sự việc. Ai cũng tưởng thế là hết chuyện.

Bức ảnh này chụp năm 2009, chụp cổng doanh trại.
Không phải vậy. Theo một nguồn tin thì anh bộ đội nọ không bị bắn, mà có hình nhân thế mạng (là một tên cướp của giết người), còn anh ta bị "đày" lên miền núi, cho thay đổi tên họ, cho làm lại cuộc đời. Vì sao có chuyện này? Là bởi trước khi bị dẫn độ về Việt Nam, một sĩ quan Hung-ga-ri kể lại, quản giáo hỏi anh ta có yêu cầu gì không. Anh ta trả lời mong muốn được xem tấm ảnh mẹ anh ta cất dưới đáy va-li cá nhân của anh ta ở doanh trại Petofi. Người ta vào doanh trại lấy được tấm ảnh đó, mang vào nhà giam đưa cho anh ta. Anh ta đón tấm ảnh, nghẹn ngào đưa bàn tay vuốt ve và ngắm nhìn rất lâu, mắt đỏ ngầu. Một con người như thế chắc chưa mất hết tính người, có lẽ đã phạm trọng tội trong một giây phút không làm chủ được bản thân, vẫn có cơ hội "lập công chuộc tội" trong cuộc đời!

Một "giai thoại" khác là có một anh bộ đội bị đuổi về nước vì ăn cắp một chiếc... quần lót nữ ở cửa hàng Corvin (khi đó, Corvin là cửa hàng bán quần áo lớn nhất Bu-đa-pét). Khi bị nhân viên bán hàng phát hiện, anh ta vẫn chối phăng. Anh ta "nhà quê" nên không biết là gian hàng tự chọn đó có lắp ca-mê-ra theo dõi. Thật trớ trêu, lương tháng 1.000 phô-rinh, nhưng ăn cắp một thứ đồ vặt trị giá 35 phô-rinh để... làm quà tặng vợ.

Một anh vốn là dũng sĩ lập được nhiều thành tích, đã từng được đề nghị xét phong anh hùng quân đội, người chân chất đôn hậu thật thà. Thế mà "hoa mắt cầm nhầm" tiền phụ cấp của đồng đội. Không may, anh bạn kia vốn tính lo xa cẩn thận. Anh ta yêu cầu đoàn trưởng kiểm tra va-li của từng người trong phòng. Kết quả là tìm thấy mấy tờ tiền màu tím có chữ ký bằng bút chì của người mất. Mỗi khi nhận phụ cấp, việc đầu tiên là anh bạn nọ bí mật lén ký tên vào tiền của mình. Anh "dũng sĩ" kia buộc phải cúi đầu nhận khuyết điểm.

Một anh khác lục túi quần lấy cắp tiền của đồng đội trong phòng tắm mù mịt hơi nước. Mấy ngày sau, đoàn đó lên đường về nước. Thấy anh nọ mua sắm quá nhiều thứ đồ đạc đắt tiền ở Mát-xcơ-va và Bắc Kinh, có biểu hiện "bất minh", người ta đã tra hỏi và anh ta buộc phải thú nhận sự việc tại Hà Nội. Kết quả, anh ta không được phong quân hàm sĩ quan.

Một chuyện nữa. Một anh đứng tuổi sắp hết hạn về nước thì "đánh quả" bằng cách kêu gọi khoảng vài chục anh em trẻ đóng gói xe đạp gửi về giúp đỡ gia đình, anh sẽ vui lòng mang hộ. Đến khi về đến Hà Nôi...


Đoàn SV75 trước ngày lên tàu sang Hung, ảnh chụp tại 23 Phan Bội Châu với Thủ trưởng Thịnh, Hiệu phó, và Đại đội phó Đại đội 196 tên là anh Khải.
PhanHong

No comments:

Post a Comment